KỸ THUẬT LÀM BÔNG CHO CÂY HỒ TIÊU – CHĂM SÓC CÂY SAU QUÁ TRÌNH NGẮT NƯỚC

Sau khi ngắt nước tạo điều kiện khô hạn trong kỹ thuật làm bông cho cây Hồ Tiêu phân hóa mầm hoa tốt thì lúc này các đọt đều có nụ cưng mắt cua lên, tróc vỏ lụa là đạt. Nếu không thì cây Hồ Tiêu phân hóa mầm hoa chưa đủ sẽ cho hoa muộn và lá. Năng suất sụt giảm, xem như kỹ thuật làm bông cho cây Hồ Tiêu thất bại 50%.

Nếu quá trình ngắt nước kết thúc đúng lúc mưa đầu mùa là chuẩn nhất. Nếu không thì phải tưới cây ướt đẫm 2 lần trong 1 tuần để phục hồi cây sau 1 thời gian éo nước. LƯU Ý không bón phân NPK giai đoạn này mà chỉ nên tưới các loại phân bón nhập khẩu amino axit, humic, các loại phân tưới hữu cơ kèm với các dòng vi lượng chelate dễ hấp thụ như phân bón lá Micro combi, GEL MICRO với hàm lượng thấp để cây làm quen dần. Nếu sử dụng NPK giai đoạn này sẽ gây ra hiện tượng thối rễ.

Kỹ thuật làm bông cho cây hồ tiêu
Kỹ thuật làm bông cho cây hồ tiêu

Sau đó tới giai đoạn kích thích ra bông đồng loại và kéo chuôi bằng cách phân bón lá amino axit + GEL Calciphos hoặc phân bón có chứa đạm và lân là chủ yếu. Lần 2 và lần 3 cách nhau 7-10 ngày nhưng nên sử dụng kèm với phân bón vi lượng magie và kẽm. Cùng với đó nên kết hợp sử dụng các loại phân bón nhập khẩu NPK 16-16-8+TE sử dụng 2-3 lần mỗi lần cách nhau 10-15 ngày với liều lượng 150gam-200gam/trụ. Chú ý rải đều quanh tán lá không bỏ trực tiếp vào gốc.

Kỹ thuật làm bông cho cây Hồ Tiêu

Trong giai đoạn làm bông cây hồ tiêu cần hàm lượng dinh dưỡng rất cao nên chú ý cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cây Hồ Tiêu ở giai đoạn này như NPK, vi lượng, amino axit, phân hữu cơ. Nên chia nhỏ hàm lượng phân bón thành nhiều lần, tránh bón phân bón quá nhiều vào một lần.Vào thời điểm này Hồ Tiêu cần một lượng dinh dưỡng từ phân bón lớn, bao gồm tất cả các yếu tố đa, trung, vi lượng và xác bã hữu cơ.

Kỹ thuật làm bông cho Hồ Tiêu
Kỹ thuật làm bông cho Hồ Tiêu

Kỹ thuật làm bông cho cây Hồ Tiêu sau khi cây ra hoa nhiều, tược non bắt đầu bung ra khoảng 2-3cm thì nên tập trung bón phân chuồng ủ hoai mục, vì đây là thời điểm mưa nhiều nên bón thêm vôi duy trì pH đất. Xử lý men vi sinh, phân bón hữu cơ hoai mục với Tricoderma phòng các bệnh vào mùa mưa. Trong giai đoạn này nên đảm bảo dinh dưỡng cân đối về phân bón đạm – lân – kali để cây phát triển ổn định, mạnh mẽ đảm bảo năng suất cho vụ sau.

Nên kết hợp xử lý phòng nấm phytopthora spp, pythium gây ra bệnh thối rễ bằng hoạt chất H3PO3 từ Active 95PK, Multi ProteK, AgriFos.

Trong giai đoạn ra bông sẽ đúng thời gian mưa nhiều, nên cần cung cấp đầy đủ các dưỡng chất dinh dưỡng vi lượng như Bo, Kẽm, Mangan, Đồng, Molypden, Canxi để giảm hiện tượng rụng bông và rụng trái non.

Chú ý:

– Trong quá trình ra bông tạo quả trong kỹ thuật làm bông cho cây Hồ Tiêu sẽ có thể gặp những trường hợp như bọ xít muỗi, sâu ăn lá non, bọ cánh cứng… do đó ở lần phun phân bón lá gần với giai đoạn chuẩn bị vọt bông chúng ta nên kết hợp thuốc trừ sâu ngăn ngừa rầy, rệp, bọ trĩ, bọ cánh cứng cắn chích hút hoa và lá non. Chúng ta nên lưu ý rằng lúc này cây vẫn chưa ra hoa hoặc có ra thì mới nhú tược non lác đác nên việc tác động thêm thuốc trừ sâu, rầy rệp chích hút là chuyện bình thường và rất tốt cho việc phòng trừ khi cây ra hoa đồng loạt. Nên chọn những nhóm thuốc có gốc trừ sâu mang tính mát sẽ không làm ảnh hưởng đến bông như thuốc có hoạt chất amamectin.

– Khi cây đang trổ nhụy(trên chuỗi xuất hiện những nhụy trắng li ti, tuyệt đối không được xịt bất cứ loại phân bón lá và thuốc trừ sâu nào cả. Như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến sự thụ phấn của hoa. Trong thời gian này nên làm mát vườn thường xuyên bằng cách tưới 3-4 ngày/lần để tăng khả năng thụ phấn cho Hồ Tiêu.

kỹ thuật làm bông cho cây Hồ Tiêu