Vai trò của việc tính toán thời gian sử dụng phân bón

Phân bón: thời gian sử dụng phân bón có ảnh hưởng quan trọng đến năng suất của cây trồng. Thời gian sử dụng đúng thời điểm làm tăng năng suất cây trồng, giảm thiếu hụt dinh dưỡng, nếu sử dụng phân bón hiệu quả và để ngăn chặn các tác hại của môi trường sẽ làm tăng dinh dưỡng.

Sử dụng phân bón sai thời điểm có thể dẫn đến sự thiếu hụt dinh dưỡng, lãng phí phân bón và thậm chí có thể hư hại đến cây trồng. Cơ chế gây tổn hại xảy ra phụ thuộc vào đặc tính của chất dinh dưỡng và các phản ứng của nó với môi trường xung quanh và sẽ được thảo luận thêm trong bài báo này.

Tính toán thời gian sử dụng phân bón theo sinh trưởng cây trồng

Cây trồng cần tỷ lệ dinh dưỡng khác nhau ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Để các chất dinh dưỡng luôn có sẵn khi cây cần thì phải sử dụng đúng thời điểm. Do đó, thời gian tối ưu cho việc sử dụng phân bón thì được xác định bởi mô hình hấp thụ dinh dưỡng của cây trồng. Đối với nhóm cây trồng giống nhau, mỗi chất dinh dưỡng được biểu thị 1 đường riêng biệt.

Thí dụ về phân loại hấp thụ phân bón NPK

Biểu đồ sử dụng phân bón
Biểu đồ sử dụng phân bón

Ứng dụng phân chia phân bón.

Cây trồng khác nhau thì có mức độ kháng chịu độ mặn phân bón khác nhau. Khi độ mặn vượt quá mức kháng chịu của cây trồng thì năng suất cây bị ảnh hưởng và có bắt đầu có dấu hiệu giảm suất.

Số lượng phân bón tối đa có thể được áp dụng một lần phụ thuộc vào độ mặn mà cây trồng có thể kháng chịu được.

Do đó, việc chia nhỏ phân bón khi sử dụng giúp cây trồng tránh được thiệt hại do độ mặn và duy trì lượng dinh dưỡng liên tục. Sử dụng một lượng nhỏ phân bón trong những khoảng thời gian ngắn hơn làm giảm mức độ ảnh hưởng của tính mặn

Tần suất sử dụng phân bón bị tác động bởi loại đất

Loại đất ảnh hưởng đến thời điểm và tần suất sử dụng phân bón. Hai đặc tính chính quyết định tần suất và thời gian sử dụng.

1. CEC –Khả năng trao đổi Iớn

Đây là một tham số đo khả năng của đất để giữ và tích trữ các nguyên tố dinh dưỡng tích điện dương, như canxi, magie, kali. Đất có độ CEC cao thì tần suất sử dụng phân bón ít hơn, do đó, lượng phân bón sử dụng phân bón cho mỗi lần bón là nhiều hơn. Ở những vùng đất có CEC thấp, thì việc chia lượng phân bón mỗi lần sử dụng là cần thiết để tránh mất dinh dưỡng .

2. Kết cấu của đất

Kết cấu của đất có liên quan chặt chẽ với CEC. Đất cát luôn có CEC thấp,trong khi đó đất sét có CEC cao. Nhưng trong khi CEC đưa ra biểu thỉ khả năng giữ chất dinh dưỡng của đất, kết cấu đất lại đề cập đến sự phân bổ kích thước hạt trong đất. Đất cát có thể chứa ít nước hơn đất có kết cấu mịn, tần suất tưới nước ở đất cát thường cao hơn, kết quả là, chất dinh dưỡng bị rửa trôi nhiều hơn. Do đó, chia nhỏ quá trình sử dụng phân bón đối với đất cát là cần thiết.

Phân bón đúng thời điểm và hàm lượng
Phân bón đúng thời điểm và hàm lượng

Thời điểm sử dụng Nito

Nito đòi hỏi sử quản lý cẩn thận, vì nó rất dễ bị mất ở trong đất. Nito có thể bị mất thông qua việc rửa trôi đất, khử nito, xói mòn, bốc hơi bề mặt. Trong đất cát nito bị thẩm thấu nhiều hơn là đất có kết cấu tốt. Nếu thời điểm sử dụng không chính xác, nito có thể mất lên đến 50-60% số lượng sử dụng.

Ví dụ, nếu nito được sử dụng quá sớm, trước khi cây trồng thực sự cần nó , một phần đáng kể của nito có thể bị mất trước khi cây trồng hấp thụ nó.

Do đó, thời gian nito ở trong đất trước khi cây có thể hấp thụ được nó nên giảm xuống mức tối thiểu. Chia nhỏ số lượng sử dụng nito được coi là một cách để làm điều đó. Chia nhỏ việc sử dụng nito làm giảm nguy cơ nito bị mất và nâng cao hiệu quả của việc sử dụng.

Thời gian sử dụng Lân

Sự chuyển động của Lân trong đất rất thấp. Do đó, rễ có thể hấp thu Lân chỉ từ môi trường xung quanh rất gần của chúng.

Khi lần đầu tiên thêm phân bón vào đất, Lân có dạng hòa tan và có sẵn sử dụng. Tuy nhiên, nó nhanh chóng bắt đầu không sử dụng được cho cây trồng trong 1 chu trình được gọi là “cố định hóa”

Do Lân được sử dụng vẫn còn giữ lại ở lớp đất trên cùng, nó bị mất chủ yếu do bề mặt bị rửa trôi và xói mòn đất.

Điều quan trọng là phải cân nhắc các yếu tố trên khi quyết định thời gian sử dụng phốt pho và tần suất sử dụng. Ví dụ, sử dụng tỷ lệ Lân cao, ngay trước khi trời mưa hoặc tưới nước có thể làm mất Lân thông qua xói mòn và rửa trôi bề mặt.

Việc chia nhỏ số lượng sử dụng Lân nên được xem xét.