Nhu Cầu Kali Của Khoai Tây

Cây khoai tây vừa có giá trị thực phẩm, vừa có giá trị lương thực, là loại cây cho củ có giá trị dinh dưỡng cao, năng suất khá lớn nên được trồng nhiều nơi trên thế giới.

Khoai tây là loại cây có yêu cầu cao đối với chất dinh dưỡng, nó có nhu cầu kali của khoai tây lớn và tỷ lệ cân đối đạm-lân-kali cần được đảm bảo. Việc bón cân đối kali-đạm sẽ tăng năng suất củ là 47-102%. Do hiệu lực của kali đối với khoai tây rất lớn nên những nơi thiếu kali cần tăng cường bổ sung kali thông qua phân bón để đảm bảo năng suất cây trồng.

Nhu cầu dinh dưỡng:

Thành phầnNPKCaMgS
Nhu cầu (kg/ha)19047356121826

Nhu cầu Kali của khoai tây kéo dài xuyên suốt từ khi hình thành củ cho đến khi thu hoạch. Việc thường xuyên xảy thiếu hụt kali trong thời gian ngắn do việc sử dụng các loại phân tan nhanh, cây hấp thụ không kịp, rửa trôi tạo ra tình trạng cây thiếu hụt kali tạm thời. Do đó, vậy để tránh tình trạng thiếu hụt nhu cầu kali của khoai tây trong quá trình quan trọng này thì việc sử dụng kali tan chậm là rất cần thiết. Phân bón kali tan chậm – GRANUPOTASSE có thể giúp cây khoai tây tránh được tình trạng thiếu hụt kali.

Vườn khoai tây tại Châu Âu

Tại sao Granupotasse có thể đảm bảo cung cấp đầy đủ kali cho khoai tây?

  • Hàm lượng Clo trong Granupotasse gần như bằng “không” . Do đó, sự ảnh hưởng của lượng Clo tồn dư đến khoai tây sẽ không có.
  • Với hàm lượng K2O lên đến 50% , khi sử dụng Granupotasse trên cây khoai tây sẽ giúp tăng kích thước củ, khối lượng và tăng năng suất đồng thời tăng hàm lượng đường, tinh bột, chất khô, chống nứt củ, thối củ.
  • Với hàm lượng Kali và Lưu huỳnh cao có trong Granupotasse giúp vách tế bào phát triển vững chắc ngăn ngừa sự tấn công của nấm bệnh, sương mai, đốm vòng.
  • Granupotasse có độ tinh khiết rất cao- hòa tan hoàn toàn trong nước. Vì là kali tan chậm nên thời gian tan từ 2.5-3 tháng cung cấp hàm lượng kali cao liên tục cho khoai tây trong quá trình hình thành củ.
  • Granupotasse có độ khuếch tán cao lên đến 2.8m giúp phân bố hàm lượng kali đồng đều trong đất để cây có thể hấp thụ đầy đủ dưỡng chất.

Nhìn vào biểu đồ thời gian xúc luống sau 30-45 ngày sau khi cây đâm chồi, đây được coi là giai đoạn nhu cầu kali của khoai tây cao nhất, nó kéo dài đến khi thu hoạch vì vậy việc sử dụng phân bón có hàm lượng Kali tan chậm cao là cần thiết, Kali tan chậm đảm bảo duy trì hàm lượng Kali ổn định trong đất trồng hỗ trợ quá trình hình thành củ đảm bảo năng suất, khối lượng, độ tinh bột trong củ cao nhất.

Giai đoạn sinh trưởng và phát triển của Khoai Tây
Giai đoạn sinh trưởng và phát triển của Khoai Tây

Tùy vào nhu cầu kali của khoai tây mà sử dụng loại phân bón thích hợp .Nếu sử dụng bón gốc chúng ta nên sử dụng kali tan chậm – Granupotasse nhập khẩu Bỉ, và kết hợp bổ sung kali qua lá bằng K_leaf . Bởi vì, hàm lượng Kali và Lưu huỳnh trong K-leaf rất cao 52% K2O và 46% SO3, dạng bột mịn, tan nhanh, thẩm thấu tốt. Tương tự Granupotasse , phân bón K-leaf giúp to củ, tăng hàm lượng tinh bột và đường, kích thước trái đồng đều, màu sắc sáng bóng, tăng sức đề kháng cho cây.

phân bón kali tan chậm - GranuPotasse
phân bón kali tan chậm – GranuPotasse

 

Quy trình sử dụng

  • Granupotasse (sử dụng bón gốc)

-Giai đoạn xúc luống hoặc bón lót, sử dụng 1 lần duy nhất.

-Liều lượng sử dụng 35 kg/1000m2

  • K-leaf (sử dụng phun qua lá)

-Giai đoạn hình thành củ: Sử dụng 4-5 lần (mỗi lần cách nhau 7-10 ngày)

-Liều lượng sử dụng: 1kg/phuy 200 lít. Tăng dần lên đến 2kg/ phuy vào giai đoạn cuối.

– Có thể sử dụng K-leaf chung với thuốc BVTV.

kali-tan-nhanh

Tuy nhiên, ngoài khoai tây ra thì Granupotasse và K-leaf còn có thể sử dụng cho các loại cây lấy củ, cà chua, ớt, dưa leo, cà tím, cà phê, cây ăn trái.